.
TIN TỨC TRUYỀN THÔNG
....................................................................

Tết về bản làng dân tộc Jrai

Hòa mình trong không khí đón Tết, chào xuân Ất Ty 2025, người dân Jrai vui mừng trong khí thế hân hoan gia đình sum vầy với ước nguyện chào đón một năm như ý, trọn vẹn.
Người Jrai rộn ràng đón Tết
Tết là thời khắc đặc biệt của một năm và cũng là dịp mà mỗi người đều mong muốn có sự chỉn chu, tươm tất nhất. Giống với không khí đón tết của người Kinh, bà con người đồng bào dân tộc Jrai cũng tất bật vào những ngày cận kề. Mọi thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn ghế, tân trang ngôi nhà của mình sau một năm. Giống với phong tục ngày tết cổ truyền người Kinh, các bà mẹ Jrai cũng tất bật đi chợ sắm tết. Đặc biệt, hiện nay nhiều gia đình người Jrai vẫn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam trong những ngày tết đó là tập tục gói bánh chưng, bánh tét. Ngoài ra, họ còn tự mình làm bánh in, mứt chùm ruột, mứt dừa để tiết kiệm chi phí trong dịp Tết lại vừa có thể lưu giữ kỷ niệm bên những người thân trong gia đình.
Tết Jrai – Tết sum vầy bản sắc
Mỗi năm, gia đình người Jrai chào đón năm mới qua các lễ hội: Lih (Lễ tạ ơn), lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả). Lễ tạ ơn được thực hiện với ý niệm hướng về đấng sinh thành, con cái bày tỏ lòng biết ơn đến bậc cha mẹ của mình. Các lễ hội được diễn ra trong mỗi căn nhà ba gian ấm cúng do thầy cúng chủ trì, sau đó họ sẽ quây quần giữa căn nhà, xung quanh được bày biện rượu chè, thịt lợn, thịt gà,…Với lễ bỏ mả hình thức thực hiện như lễ hội đưa tiễn các linh hồn qua đời về với Yàng để bắt đầu một vòng luân hồi với hoạt động hội tụ đầy các nét đẹp văn hóa độc đáo của người Jrai. Đặc biệt lễ bỏ mã được xem là lễ hội thường niên, không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về của cộng đồng dân tộc người Jrai. 
lễ tạ ơn
Gia đình bà Nay H’ Dlaih (trái) tất bật sửa soạn dâng cúng Lễ tạ ơn.

Mặc dù người Jrai không thống nhất ngày Tết Nguyên đán cụ thể, chỉ thống nhất Tết Nguyên đán là tháng 4 (dương lịch). Tuy nhiên, người Jrai vẫn xem ngày Tết Nguyên đán là cái tết chung của đại gia đình Việt Nam. Ngày Tết nguyên Đán được xem là ngày lễ quan trọng của đại gia đình Việt, với người Jrai đây còn là dịp trọng đại để họ thực hiện chuyến hành hương cảm xúc. Bạn Nay H' Juh ( Xã Chư Mố, Huyện Ia Pa, Gia Lai), hiện đang là sinh viên trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN hào hứng bày tỏ về cảm nhận khi đón Tết quê hương: “Sau mỗi dịp Tết, bản thân mình càng có cơ hội cảm nhận sâu sắc hơn Tết của người Jrai mình, vui nhất là lúc ngồi trên chuyến xe Tết trở về nhà sau một năm học tập vất vả. Những ngày Tết với những lễ cúng độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Jrai trên mảnh đất Tây Nguyên khiến mình cảm thấy yêu quê hương hơn và muốn quảng bá hình ảnh tươi đẹp này đến với bạn bè ngoại tỉnh ngay tức khắc”.
Bên cạnh đó, các lễ cúng thân như Lih, Pơ thi là tập tục được lưu truyền hàng trăm năm, được lưu truyền từ đời này sang đời khác thể hiện nét đẹp văn hóa rất đặc trưng của đồng bào. Đây là nét đẹp đời sống tinh thần không thể thiếu trong cộng đồng người Jrai. Các lễ hội diễn ra vừa là dịp để đón chào năm mới, đồng thời còn thể hiện được lòng hiếu nghĩa của một người con dành cho vị Tết quê hương.
Mặc dù Tết ở mỗi vùng miền tất yếu có sự thay đổi riêng để phù hợp với phong tục, tập quán ở mỗi địa phương. Thế nhưng, không khí đón Tết, cảm nhận của con người về vị tết quê hương thì ở đâu cũng giống nhau, tự hào có, biết ơn có, sum vầy có. Có thể nói rằng, Tết không còn là khái niệm thúc giục con người hướng đến sự hiện đại về vật chất nữa, hơn hết là sự bình yên, đoàn tụ và đây cũng là khoảnh khắc tiếp nối câu chuyện mùa Xuân ở mỗi gia đình Việt.
z6272019517414 4f1c16e56d5b5d7ad03604979f55d579
Gia đình bạn Nah H' Juh quây quần trong ngày Tết.
 
gia đình2
Mọi người lưu giữ kỷ niệm qua việc chụp ảnh gia đình.
 
gia dinh
Bạn Nay H'Juh (ngoài cùng bên phải) vui vẻ đón Tết bên gia đình tại nhà sàn gỗ kiểu Thái (Xã Chư Mố, Huyện Ia Pa, Gia Lai).

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây