.
TIN TỨC TRUYỀN THÔNG
....................................................................

Nhìn từ hiện đại đến Tết truyền thống

Tết đến, xuân về không chỉ là khoảnh khắc chuyển mình của đất trời, mà còn là dịp để mỗi người bộc bạch, khơi dậy truyền thống. Cùng với sự cách mạng hóa của công nghệ, không khí đón Tết của mỗi gia đình Việt cũng trở nên mới lạ hơn.
Tết với tôi là…
Tết là dịp đoàn viên, là buổi họp mặt gia đình thường niên, bắt đầu từ Tháng chạp người người đã trở nên tất bật với gian bếp nhà mình. Với mọi người Tết là khoảnh khắc hiếm hoi bên gia đình, là thời gian hạnh phúc bên vợ con, là thời khắc sum vầy bên bàn gia tiên,… Tết cũng được chúng ta gọi với cái tên thân mật “Tết đoàn viên”.
Từ khi chúng ta được chào sân với sự hiện diện của thời đại 4.0, số hóa, công nghệ hóa đã luồng lách vào ngăn cửa của mỗi nhà, mỗi người, vì thế mà Tết cũng mang một diện mạo mới, không hẳn là sự đổi mới hoàn toàn nhưng tất yếu ở mỗi gia đình Việt chúng ta cũng dần cảm nhận được cảm xúc trong những ngày cuối năm.
Tết được mỗi người chào đón với sự hân hoan, sung sướng. Không có gì đáng quý hơn khoảnh khắc được ngồi bên những người thân yêu, cùng họ chuyện trò thân mật, sum vầy bên nồi bánh đỏ lửa. Những khoảnh khắc ấy được ghi hình và post lên mạng xã hội như một sự chứng thực. Đây còn là kỷ niệm nhắc nhớ mỗi chúng ta ai cũng có một nơi để trở về.
Bạn Nguyễn Ngọc Bình, sinh viên Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN chia sẻ: “Mình rất hào hứng vào dịp Tết, đây là thời khắc gia đình mình đông đủ nhất, cũng là dịp mà mọi thành viên đều gắn kết nhau qua các công việc như dọn dẹp nhà cửa, dọn dẹp bàn thờ, giẫy mã, gói bánh chưng, cắm hoa,… Mình thấy rằng, Tết là cơ hội để chúng ta có thể bày tỏ tấm lòng thành hướng đến tổ tiên, cũng như vun đắp thêm truyền thống của cha ông ta để lại từ ngày xưa”.
Mỗi năm, không khí đón Tết của mỗi gia đình Việt cũng khác đi. Chứng kiến tốc độ phát triển của xã hội, hàng loạt thiết bị tân tiến mọc lên như sự ra đời của chiếc điện thoại đời mới iphone 16 pro max, các chuyến xe Tết ào ạt đổ về khắp bến,… hoặc chỉ cần một cú “chạm” con người có thể sát lại gần nhau để đón Tết. Có thể thấy rằng cuộc sống hiện đại đã có sự biến thiên, tuy nhiên ý niệm về Tết cổ truyền của mỗi người vẫn vẹn nguyên, ngày Tết cổ truyền vẫn giữ được nét văn hóa Việt, là tín hiệu để người người tỏ lòng biết ơn. Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần như Thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mưa, … cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngày nay, trong mỗi gia đình Việt vừa có sự kế thừa những tập tục cũ, đồng thời đã cách tân trong việc đón Tết. Bên cạnh việc sum vầy, họp mặt gia đình, nhiều anh chị em còn biết bắt trọn khoảnh khắc, lan tỏa hình ảnh đầm ấm bên gia đình trước thềm Tết. Từ đó, hình ảnh về ngày Tết được lan tỏa và nhân rộng trên các trang mạng xã hội, giúp kết nối cảm xúc, động viên, an ủi đến những người con xa xứ.
Tết cổ truyền trong tâm thức Việt
Rất dễ dàng thấy không khí Tết được các bạn trẻ đón chờ từ rất sớm. Trên các tuyến đường đổ ra chợ Hàn, ngã tư đường Bạch Đằng, TP. Đà Nẵng các bạn trẻ đã xúng xinh và đổ xuống phố hòa mình vào những bức hình lung linh với tà áo dài thướt tha. Chụp ảnh Tết cũng là xu hướng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ đối với ngày Tết cổ truyền. Hình ảnh người con gái bên tà áo dài truyền thống đã trở nên quá quen thuộc, tuy nhiên không vì thế mà nó gây nhàm chán. Chụp ảnh Tết đã trở thành trend riêng dành cho giới trẻ những năm gần đây, ngoài việc có thể sống ảo trên mạng xã hội thì đây còn dịp để bản thân họ có thể lưu giữ kỉ niệm của mình trong mỗi năm, đặc biệt là đánh dấu sự khởi đầu trong năm mới với ý niệm khởi đầu thuận lợi.
1
Chị My Na háo hức xuống phố tận hưởng không khí đón Tết từ rất sớm.
 
Ngày Tết cổ truyền còn được gìn giữ trong mỗi khung ảnh nhỏ tại mỗi gia đình Việt nhân dịp Tết đến xuân về. Len lỏi trong không khí se lạnh những ngày cuối năm là tình cảm của các thành viên dành cho nhau, khoảnh khắc đoàn tụ bên gia đình nhỏ lại càng làm nổi bật lên ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền trước thềm cuộc sống hiện đại. Người đi chợ sắm Tết, người quét dọn nhà cửa, người gói bánh chưng, bánh tét, tất cả được chấm phá và làm nổi bật lên bức tranh mùa xuân tươi đẹp.
Trong mỗi người Việt chúng ta đều tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Ngày Tết là ngày khởi đầu của một năm, là khoảng thời gian cho ước mơ, mục tiêu, hy vọng được cắm cọc và là mùa của niềm vui, sự hạnh phúc, an lạc,…
Khi nhắc về ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền, cô Bích Thủy bày tỏ: “Trong những ngày Tết, người Việt thường đi chúc Tết họ hàng, hàng xóm, bạn bè, và trao nhau những lời chúc tốt đẹp. Điều này giúp gắn kết cộng đồng và tạo không khí thân thiện, hòa hợp. Tết cổ truyền không chỉ là ngày lễ quan trọng mà còn là biểu tượng của văn hóa và tâm hồn người Việt Nam, nhấn mạnh giá trị gia đình, lòng hiếu thảo, và tinh thần lạc quan trong cuộc sống”.
Dẫu cuộc sống trầm luân biến thiên, cuộc sống của con người có thể hiện đại hơn hôm quan, công nghệ tân tiến hơn hôm qua. Nhưng có lẽ, sau cùng điều đọng lại trong tâm khảm của mỗi người Việt Nam chính là những giá trị truyền thống mà ở đó có gia đình, có niềm vui, có một chốn để trở về. Người Việt chọn ngày Tết cổ truyền để nói thay những lời chưa nói và cũng là dịp để tái thiết lại cuộc sống của chính mình.
2
Chị Nguyễn Ngọc Oanh tham gia gói bánh cùng gia đình đón Tết.
 
3
Bánh ít lá gai dâng cúng ngày Tết.
4
Góc bếp ngày Tết.
Nguyễn Nhung, lớp 22CBC1, Khoa Ngữ văn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây